Sản phẩm tấm inox là một dạng thức tồn tại của inox đã quá quen thuộc với quý khách hàng bên cạnh các sản phẩm cuộn hay ống hộp. Là một dạng sản phẩm có tính ứng dụng cao; tuy nhiên không phải quý khách hàng nào cũng có thể nắm trọn vẹn các dạng bề mặt tấm inox và độ dày của chúng ngay từ ban đầu.
Hãy cùng theo chân inox Tân Tiến đi tổng kết nội dung này để hiểu hơn về sản phẩm nhé! Biết đâu chúng có thể giúp bạn đưa ra những định hướng trong quá trình đặt hàng thì sao?
Tấm inox 304 bề mặt 2B
Các dạng bề mặt tấm inox cơ bản
Cũng giống như sản phẩm cuộn inox, tấm inoxcũng có các bề mặt cơ bản như: No1/2B/BA/HL/NO4/6K/8K, …Với mỗi bề mặt chúng đều có những giá trị thẩm mỹ và tính ứng dụng khác biệt. Trong đó:
6 dạng bề mặt inox chính:
Bề mặt No1
+ Bề mặt No1: Bề mặt xám/nhám, lỳ đặc trưng – đây là bề mặt được tạo ra từ quá trình cán nóng; chưa được xử lý kỹ càng. Chúng là dạng bề mặt có đặc tính thẩm mỹ thấp nhất trong các bề mặt kể trên; được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp với độ dày đa dạng nhất.
Tấm inox bề mặt No1 dày 3mm
Bề mặt bóng mờ
+ Bề mặt 2B: Hay còn được gọi là bề mặt bóng mờ; đây là dạng bề mặt cán nguộn, có độ bóng – sáng – nhẵn hơn No1. Chúng được sử dụng gia công các sản phẩm trong dân dụng lẫn công nghiệp với giá thành phải chăng.
Bề mặt bóng
+ Bề mặt BA: Được gọi là bề mặt bóng, đây cũng là bề mặt cán nguội; được xử lý bề mặt tương đối kỹ. Bề mặt của chúng được coi như một chiếc gương phản chiếu với hình ảnh rõ nét.
+ Bề mặt bóng gương: Là bề mặt với các độ bóng K – Khả năng phản chiếu, độ trong, độ sắc nét của hình ảnh được phân cấp theo độ K. K càng tăng thì bề mặt bóng gương càng chất lượng. Một số bề mặt K phổ thông như: 6K/8K/10K, …
Bề mặt bóng BA
Bề mặt xước
+ Bề mặt HL: Cũng là một dạng bề mặt cán nguội được gọi tên đầy đủ là (2line) – Đây là dạng bề mặt xước mịn; với những đường xước dài dọc theo chiều dài của tấm inox.
+ Bề mặt No4: Vẫn là bề mặt xước – nhưng đầy là dạng xước ngắn;các đường xước có tính chất đan xen – so le nhau dọc theo chiều dài của tấm inox.
Tấm inox 304 bề mặt HL
Lưu ý:
+ Trên là các dạng bề mặt cơ bản của tấm inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra vẫn còn một số bề mặt khác được sử dụng gia công những sản phẩm đặc thù như: 2D, No3, dull…
+ Ta nên phân biệt rõ ràng giữa màu của inox với bề mặt inox, tránh nhầm lẫn. Ngoài đặc điểm màu sắc inox xám bạc nguyên bản; thì inox còn được chế tác với bảng màu sắc đa dạng như: Đen, hồng, vàng, vàng đồng, xanh, …Với mỗi bảng màu thì bề mặt inox cũng có những sự thay đổi riêng; để phù hợp với nhu cầu ứng dụng của quý khách hàng.
+ Ngoài bề mặt thường thì tấm inox còn có chủng loại tấm inox đột lỗ và tấm inox chống trượt. Tiêu chí này thuộc về phân loại tấm inox.
Độ dày tấm inox theo bề mặt và chủng loại
Mong rằng với những thông tin hữu ích phía trên. Chúng có thể giúp quý khách hàng hiểu hơn về các dạng bề mặt và độ dày tương ứng của tấm inox hiện nay.
Nếu bạn đang cần cung cấp, gia công tấm inox. Xin đừng ngần ngại, inox Tân Tiến luôn ở đây hỗ trợ tận tình bạn với các dạng bề mặt tấm inox thẩm mỹ, giá thành cạnh tranh top 1 thị trường.
Validate your login